Ung thư đại trực tràng (UT ĐTT)bệnh khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đại tràng hoặc trực tràng. Bệnh có thể được chữa khỏi 90% nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, nhưng nếu ủ bệnh lâu ngày sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức phát hiện sớm UT ĐTT bằng việc nhận biết các dấu hiệu UT ĐTT và các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác căn bệnh này.
Triệu chứng UT ĐTT phụ thuộc vào vị trí khối u âm lấn ra xung quanh và mức độ lan ra toàn cơ thể (di căn). Phần lớn biểu hiện của bệnh không đặc trưng nên thường không nghĩ tới UT. Triệu chứng bao gồm: tại chỗ, toàn thân và khi di căn.
Triệu chứng tại chỗ
- Thay đổi thói quen đại tiện: phân lúc lỏng, lúc táo bón mà không rõ nguyên nhân, đi ngoài không hết, khuôn phân thu nhỏ, thay đổi hình dạng khuôn phân.
- Chảy máu đường tiêu hóa dưới: đi ngoài phân nhầy lẫn máu, hoặc đi ngoài phân đen nếu u ở đoạn đầu của đại tràng.
- Khối u lớn có thể lấp kín lòng đại tràng, trực tràng gây tắc ruột với các biểu hiện như táo bón, đau bụng, đầy bụng và nôn nên rất dễ bị người bệnh coi nhẹ. Khi khối u phát triển có thể dẫn đến thủng ruột gây viêm phúc mạc.
- Bệnh nhân có thể tự sờ thấy khối u thành bụng hoặc hậu môn
Triệu chứng toàn thân
- Đi ngoài phân máu lâu ngày dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt, người mệt mỏi, xanh xao.
- Gầy sút cân, ăn kém, sốt không rõ nguyên nhân.
Triệu chứng khi di căn
Ung thư đại trực tràng phần lớn di căn gan, hầu như ít có triệu chứng. Nếu di căn nhiều có thể gây vàng da, đau bụng do u xâm lấn bao gan, đường mật.
Xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại trực tràng
- Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang: khi khối u còn nhỏ, khó phát hiện, nhất là ở vùng manh tràng. Khi đó, chụp đại tràng đối quang kép có khả năng chẩn đoán cao hơn.
- Nội soi đại trực tràng ống mềm: soi vào bên trong bằng ống mềm để nhìn rõ, có thể xác định các tổn thương trong đại tràng, sinh thiết chẩn đoán bệnh sớm giúp người bệnh được điều trị kịp thời.
- Xét nghiệm dấu ấn ung thư CEA
- Siêu âm nội trực tràng: là phương pháp mới, có thể xác định mức độ xâm lấn của khối u vào trong thành trực tràng. Ngoài ra, có thể phát hiện các ổ hạch di căn quanh trực tràng.
- Siêu âm ổ bụng: phát hiện được di căn vào các tạng trong ổ bụng.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI): đánh giá sự xâm lấn của khối u vào tổ chức xung quanh và hạch, đồng thời phát hiện di căn.
- Sinh thiết khối u và cắt polyp (nếu có).
Các nhà khoa học cho biết, những trường hợp mắc polyp đại trực tràng sau một khoảng thời gian không được điều trị dứt điểm có nguy cơ phát triển thành ung thư. Chính vì lý do này, sau 30 tuổi, chuyên gia khuyên bạn nên đi kiểm tra đại trực tràng khoảng 1lần/năm. Thông thường, các bác sĩ sẽ cắt bỏ polyp để phòng ung thư đại trực tràng về sau.
Để phòng tránh căn bệnh này, bạn nên hình thành thói quen sống lành mạnh, không thuốc lá, bia rượu, thường xuyên tập thể dục và khám sức khỏe định kỳ như một cách “bảo dưỡng” cơ thể của mình.
Nếu bạn có băn khoăn hay lo lắng vấn đề gì về sức khỏe, hãy liên hệ tới Trung tâm phát hiện sớm ung thưđể được giải đáp và hỗ trợ tốt nhất.
Liên hệ với đội ngũ tư vấn: 04.6259.0707 - 04.6260.0707
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét